Công bố tuần này của Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn Liepin,ửnhânTrungQuốckhôngcònmơlươesdeath một nền tảng tuyển dụng Trung Quốc, mức lương tháng mong muốn trung bình của sinh viên ra trường năm nay là 8.033 nhân dân tệ một tháng (khoảng 27 triệu đồng), ít hơn 100 nhân dân tệ so với năm ngoái.
"Việc làm gắn liền với hiệu suất chung của thị trường. Trong những năm gần đây, với ngày càng nhiều bất ổn, nền kinh tế vĩ mô phải chịu nhiều áp lực", trích báo cáo của Viện Liepin. Cơ quan đánh giá rằng mức lương kỳ vọng mà sinh viên đưa là là "rất hợp lý".
Các trung tâm kinh tế mới nổi, được gọi là các đô thị loại 1 mới, đang chào mời sinh viên bằng cách tăng lương đáng kể so với trước, theo định hướng thúc đẩy kinh tế địa phương.
Hợp Phì, thủ phủ tỉnh An Huy, phía đông Trung Quốc, là một ví dụ. Những năm gần đây, thành phố này tập trung nguồn lực cho các ngành như sản xuất xe điện, thiết bị nhà thông minh, mạng tích hợp và thông tin điện tử, nhằm xây dựng cụm công nghệ quốc gia mới.
Hợp Phì và Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, có mức tăng lương trung bình năm nay là 29% và 27%, nhằm thu hút sinh viên mới tốt nghiệp, xây dựng nhân lực cho công nghiệp vùng.
Về phía sinh viên mới tốt nghiệp, họ cố gắng thích nghi với thị trường đầy biến động bằng cách chú ý nhiều hơn đến cơ hội việc làm ở các đô thị loại I mới. Tỷ lệ đơn xin việc nhắm tới các đô thị mới tăng từ 33% lên 40% trong năm nay. Trong khi đó, với bốn đô thị loại I truyền thống gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến, tỷ lệ giảm từ 54% xuống 49%.
Yuan Jianhua, người sáng lập công ty tư vấn việc làm Zxpai với 20 năm kinh nghiệm tuyển dụng, cho biết sinh viên mới ra trường đang dần cởi mở hơn với việc chuyển đến các đô thị mới vì phí sinh hoạt tương đối thấp và có nhiều tiềm năng tương lai.
"Dù mức lương trung bình ở các thành phố lớn cao hơn, nhưng người trẻ khó có thể sống thoải mái sau khi trả tiền thuê nhà và các chi phí thiết yếu", Yuan nói.
Cũng theo khảo sát của Liepin, cứ 10 sinh viên tốt nghiệp năm tới thì 6 người sẽ ổn định với công việc tay chân nếu không thể tìm công việc như ý muốn. Tỷ lệ này tăng 1,6 điểm phần trăm so với khóa trước.
Những công việc chân tay hàng đầu bao gồm phục vụ trong ngành ăn uống, giải trí hoặc các công việc vận chuyển như giao hàng, làm tài xế xe công nghệ và chuyển phát nhanh. Một số người khác nhận việc trong các ngành truyền thống hơn như sản xuất, nông nghiệp và lâm nghiệp.
Tháng trước, báo cáo của Đại học Tế Nam và nền tảng tuyển dụng Zhaopin chỉ ra rằng "việc làm linh hoạt" đang chiếm gần 20% tổng số vị trí tuyển dụng trong quý đầu tiên năm nay, tăng từ 14% của ba năm trước. Cùng lúc đó, tỷ lệ người tìm các công việc linh hoạt cũng tăng 4 điểm phần trăm, lên mức 23%.
"Việc làm linh hoạt" là một uyển ngữ chỉ công việc tạm thời và trái ngành học, thường bao gồm lao động chân tay. Báo cáo cũng khẳng định "việc làm linh hoạt" đang trở thành một phần quan trọng trong thị trường, thậm chí chiếm phần lớn số thông báo tuyển dụng ở một số ngành.
Tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ từ 16-24 tuổi ở Trung Quốc lên đến hơn 20% hồi tháng 4 năm nay, sau đó tiếp tục tăng trong nửa đầu năm. Gần đây nước này không công bố con số nữa, sau quy định mới của chính phủ.
Phương Anh(Theo SCMP)